Mẹo cách chưng tổ yến sào với đường phèn táo đỏ thơm ngon

Có nhiều cách chế biến tổ yến với nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt tổ yến chưng luôn là thức uống ngon bổ dưỡng dễ làm. Yến có thể làm nhiều món yến chưng như : yến chưng táo đỏ, yến chưng đường phèn, yến chưng hạt chia, yến chưng đông trùng hạ thảo. Sau đây yến sào Minh Hà sẽ gợi ý cho bạn các bước sơ chế và cách chưng yến đúng cách, vừa đảm bảo dinh dưỡng, thơm ngon bổ dưỡng nhé. !

Làm sạch yến và sơ chế trước khi chưng yến

làm sạch yến

làm sạch yến

Tổ yến có 2 loại : tổ yến thô (yến còn lông và bụi bẩn), tổ yến sào tinh chế (yến đã làm sạch). Công đoạn sơ chế yến vô cùng quan trọng, nếu bạn mua yến chưa sơ chế tức là tổ yến thô nguyên tổ. Bạn xử lý làm sạch lông, loại bỏ bụi bẩn tổ yến. Rồi mới chưng yến. Tuy mất khá nhiều thời gian, nhưng yến đảm bảo 100% chất dinh dưỡng và không lo sợ làm giả.

1. Cách chưng yến sào đường phèn

Cách chưng yến

Yến sào khi chưng cùng đường phèn sẽ giúp tăng khẩu vị khi dùng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe rất hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến tươi: 30g
  • Đường phèn
  • Dụng cụ thực hiện: nồi, rây để lọc

Cách làm

Bước 1: Sơ chế

Lấy 30g tổ yến đã chuẩn bị bỏ vào rây lọc để lọc rồi đem rửa sạch với nước. Nếu sử dụng yến thô thì cần ngâm trước với nước để yến mềm và sạch bẩn khoảng 15 phút. Khi yến mền và rã ra thì nhặt sạch hết lông, rửa sạch và để ráo.

Bước 2: Tiến hành chưng yến

  • Chúng ta cho 30g yến đã được làm sơ chế vào nồi chưng. Cho vài 2000ml nước và chưng từ 45phút đến 60 phút. Khi nồi chưng xuất hiện bọt nhỏ thì cho tiếp đường phèn vào (lượng đường sẽ tùy khẩu vị người dùng). Khuấy đều tay và nhẹ nhàng để đường hòa tan vào yến và tiếp tục đun. Khi yến nổi lên bề mặt tức là đã chính.
  • Khi chưng xong có thể để nguội và dùng ngay. Bên cạnh đó có thể bảo quản yến ở tủ đông khoảng 3 tiếng rồi chuyển yến xuống bảo quản tối đa 10 ngày tại ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Không nên bảo quan yến quá lâu vì sẽ giảm hàm lượng dinh dưỡng cũng như độ ngon của yến sào.

2. Cách chưng yến sào với đường phèn và táo đỏ

Cách chưng yến

Sự dồi dào dinh dưỡng của tổ yến kết hợp với táo đỏ sẽ giúp bổ sung hàm lượng canxi dồi dồi dào. Khi dùng sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch rất tốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Tai yến: 10g
  • Táo đỏ: 40g
  • Đường phèn: 2 thìa nhỏ
  • Vani: 1 thìa nhỏ
  • Dụng cụ thực hiện: nồi, nĩa

Cách làm

Bước 1: Sơ chế

  • Cho yến vào nước sôi để nguội, để khoảng 1 tiếng rồi dùng nĩa tách tổ yến ra.
  • Rửa táo đỏ với nước để đảm bảo táo sạch hoàn toàn và ngâm vào nước khoảng 1 tiếng. Sau đó cho vào nồi cùng với 500ml nước, đun khoảng 10 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp

Bước 2: Chưng yến

Bắc bếp lên, bỏ chén vào nồi chưng, cho nhẹ nhàng táo đỏ và yến vào đổ thêm nước vào, lượng nước là ⅓ của chén. Đậy nặp và để chưng 10 phút, rồi cho các nguyên liệu còn lại là đường phèn và vani vào để đung thêm 5 phút và tắt bếp.

3. Cách chưng yến sào đường phèn và lê ngọt

Cách chưng yến

Đây là món yến sào hỗ trợ người dùng để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị tình trạng ho và giúp bệnh mau khỏi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Tai yến được làm sạch: 1 cái
  • Táo khô: 1 trái
  • Lê: 1 trái
  • Kỷ tử: 2 trái
  • Đường phèn: 1 muỗng nhỏ
  • Dụng cụ thực hiện: nồi, rây, nĩa (nếu có)

Cách làm

Bước 1: Sơ chế

  • Ngâm tai yến với chén nước trong vòng 35 – 40 phút.
  • Dùng tai hoặc nĩa để xé nhỏ tai yến thành sợi sau đó lọc với rây để tách yến ra khỏi nước.
  • Đem lê rửa thật sách, gọt phần vỏ và khoét bên trong ruột lê để lê trở thành hình dạng như chén. Khoét vừa tai để tránh làm thủng đáy vỏ lê. Phần ruột được khoét có thể sắt thành dạng hạt nhỏ để chưng chung.

Bước 2: Cách làm

  • Cho yến vào lê đã tạo hình chén lúc nãy, cho thêm đường phèn, kỷ tử và táo khô.
  • Đặt dĩa vào nồi chưng, cho lê vào dĩa. cho thêm nước vào và bắt đầu chưng cách thủy tầm 40 phút. Để lựa nhỏ đến khi yến chính thì tắt bếp.

4. Cách chưng yến với đường phèn hạt chia

Cách chưng yến

Chưng yến với đường phèn hạt chia sẽ rất có lợi cho hệ hô hấp vì giúp giảm họ, ngăn ngừa cảm cúm, giúp thải độc cho phổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Tổ yến: 10g
  • Hạt chia: 5g
  • Táo đỏ: 40g
  • Đường phèn: 2 thìa nhỏ

Cách làm

Bước 1: Sơ chế

  • Ngâm tổ yến đã chuẩn bị với nước để tổ yến mềm, nhặt sạch lông yến.
  • Ngâm táo đỏ khoảng 30 phút, ngâm mềm hạt chia khoảng 20 phút,

Bước 2: Cách làm

  • Đun táo đỏ với 550ml nước cùng lửa nhỏ. Sau 20 phút cho thêm 100ml nước vào và tiếp tục đun thêm 5 phút.
  • Lọc yến qua rây đã ngâm, rồi cho yến vàotô táo đỏ đã chính, thêm ⅓ nước vào nồi. Nấu yến trong vòng 20 phút với lửa nhỏ để yến chín đều.
  • Sau khi chưng 20 phút thì cho hạt chia vào và chưng thêm khoảng 5 phút đến 10 phút, rồi tắt bếp.

Tham khảo : chưng yến táo đỏ hạt chia

5. Đối tượng nên và không nên ăn yến sào?

Nên

  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Có thể cho trẻ dùng yến sào với lượng phù hợp để tăng cường khả năng đề kháng của trẻ hạn chế được bệnh vặt, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và khỏe mạnh hơn
  • Trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng: yến sào sẽ hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh hơn, đặc biệt là nhờ sự dồi dào các axit amin sẽ giúp chiểu cao của trẻ phát triển phù hợp
  • Người bình thường muốn chăm sóc và bồi dưỡng sức khỏe: yến sào giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần thoái mái, tỉnh táo hơn. Các Glutamic acid còn cải thiện được bệnh mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu…và cách Alanine cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Phụ nữ: Do trong yến có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt là protein sẽ giúp mẹ bầu giữ được năng lượng giúp cở thể khỏe mạnh tránh mệt mỏi của quá trình mang thai. Thêm vào đó là bổ sung được rất nhiều chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, axit amin…Các thành phần dinh dưỡng sẽ vô cùng có lợi cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Phụ nữ sau sinh: việc duy trì thói quen sử dụng yến sào sau sinh sẽ giúp mẹ bầu tạo được nhiều sữa cho con, cơ thể phụ hồi nhanh chóng sau sinh và duy trì được vóc dáng mong muốn. Bên cạnh đó, chất Lysine có trong yến sào còn giúp mẹ bỉm hấp thụ tốt thức ăn, săn chắn xương và khỏe mạnh.
  • Phụ nữ muốn làm đẹp: do co chứa threonine sẽ giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa thâm nám và các nếp nhăn ở phụ nữ.
  • Người tuổi già: càng lớn tuổi sức khỏe yếu dẫn do các cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động kém hiệu quả hơn. Yến sào giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết tốt hơn. Đặc biệt, cách nguyên tố vi lượng có trong yến sẽ giúp tăng cường trí nhớ và giúp người già ngủ ngon hơn.

Không nên

  • Trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi): trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên tốt nhất hạn chế cho trẻ ăn yến sào ở độ tuổi này.
  • Người hấp thu kém: Tức là người đang trong trạng thái gầy yếu, mệt mỏi sẽ khó khăn trong việc hấp thu dưỡng chất vào cơ thể, quá trình tiêu hóa yến nên hạn chế sử dụng.
  • Người đang bệnh: Các loại bệnh được nhắc đến có thể là sốt, nhức đầu, đau bụng, cảm, đầy bụng. Thông thường, yến sào có tác dụng tốt hơn trong việc bồi dưỡng cơ thể khi cơ thể đnag trong tình trạng bình thường, ổn định. Những đối tượng sức khỏe yếu sẽ không hấp thu được do cơ thể đang cần nạp vào chất dễ tiêu hóa. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn đang yếu.

6. Lưu ý khi chưng yến sào

  • Hạn chế chưng yến nguyên tổ, chúng ta nên ngâm tổ yến vào nước suối hoặc nước đã đun sôi để nguội khoảng 50 – 60 phút.
  • Cần sơ chế và nấu riêng các nguyên liệu trước khi cho vào chưng cùng yến để không làm mất chất dinh dưỡng khi chưng của yến.
  • Cho đường vào khi yến gần chính để đảm bảo đủ độ ngon và không bị sượn.
  • Luôn chưng yến với lửa nhỏ và không để dụng cụ đựng yến sát với đáy nồi.

Bài viết đã chia sẽ đến bạn các cách chưng yến sào. Cùng với đó là những lưu ý vô cùng quan trọng. Hy vọng sẽ giúp bạn và gia đình có một sức khỏe tốt trong quá trình sử dụng yến sào.

Tham khảo : yến chưng đông trùng hạ thảo

Từ khóa:  yến chưng

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0985 013 818